Điểm danh các phong tục ngày Tết ở Nhật

Đi cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế và hội nhập nền văn hóa các nước phương Tây, Nhật Bản đón Tết theo lịch Dương nhưng những nét văn hóa cổ truyền vẫn còn nguyên vẹn. Du lịch Nhật Bản Tết 2019  vào dịp Tết, bạn sẽ có cơ hội hòa mình trải nghiệm những phong tục ngày Tết Nhật Bản trong không gian tuyệt vời pha chút độc đáo khó chỗ nào có được.

1. Hatsuhinode  – Ngắm mặt trời đầu tiên của năm

Một trong những phong tục ngày Tết Nhật Bản là đón chào năm mới bằng việc chờ đợi ánh mặt trời đầu tiên của năm được gọi là Hatsuhinode. Khoảnh khắc ánh mặt trời đầu tiên chiếu rọi trong năm được coi là rất quan trọng với người Nhật. Họ quan niệm rằng khi ấy thần năm mới Toshigami sẽ xuất hiện cùng mặt trời.

Thông thường các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau ra bãi biển để ngắm mặt trời mọc nếu có điều kiện. Đây chính là cách làm nhằm mưu cầu may mắn và hạnh phúc cho một năm mới.

2. OTOSHIDAMA – PHONG TỤC MỪNG TUỔI

Cũng như nhiều nước châu Á, người Nhật có tục mừng tuổi trẻ nhỏ vào dịp năm mới. Đây được coi là phong tục ngày Tết Nhật Bản, phong tục mừng tuổi thể hiện cách trân trọng những nỗ lực của trẻ nhỏ trong suốt một năm học, đồng thời bày tỏ sự động viên, khích lệ tinh thần của ông, bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.

Tùy thuộc vào độ tuổi, các em sẽ nhận được số tiền khác nhau nhưng thường người ta sẽ nhân số tuổi với 500 yên. Theo đó, trẻ nhỏ lớn tuổi hơn sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Số tiền mừng tuổi trẻ nhỏ cũng phần nào phản ánh được thu nhập của từng hộ gia đình.

3. KADOMATSU TREO NGAY CẠNH CỬA

Kadomatsu là món đồ trang trí truyền thống không thể thiếu trong dịp năm mới tại Nhật. Vật này được làm từ tre, cành cây thông và đế bao là cỏ, rơm khô. Những thanh tre thể hiện cho sự thịnh vượng và cành thông biểu trưng cho sự trường thọ.

Kadomatsu thường được đặt trước cửa nhà vào cuối tháng 12 để chào đón Kami – vị thần quan trọng trong văn hóa của đạo Shinto. Đến ngày 15/1, không ít người sẽ mang Kadomatsu đến các ngôi đền để đốt, nhằm biểu trưng cho sự trở về nhà.

4. EMA – THƯ GỬI CÁC VỊ THẦN

Ema ra đời từ truyền thống tưởng nhớ những chiến binh vĩ đại đã qua đời. Đây chính là những thẻ gỗ nhỏ, người ta thường viết những lời cầu bình an, mơ ước lên và treo tại các đền thờ trên khắp nước Nhật.

Không đơn thuần là 1 phong tục ngày Tết Nhật Bản lâu đời, Ema đối với người Nhật có giá trị tâm linh rất lớn. Đặc biệt, vào những ngày đầu tiên của năm mới, mọi người thường viết lên ước nguyện cầu một năm mới hạnh phúc, may mắn. Nhiều du khách phương Tây khá thích thú trước vật kỷ niệm nhỏ xinh này. Họ thường mua về với mục đích trang trí và cầu chúc bình an.

5. OSECHI RYORI  – BỮA ĂN NĂM MỚI

Osechi hay Oshougatsu ryouri là mâm cỗ ngày Tết ở Nhật. Osechi tập hợp khoảng 50 món ăn truyền thống của Nhật trong dịp Tết. Người Nhật hạn chế dùng lửa vào ba ngày đầu năm để chào đón Thần năm mới Toshigami. Do đó, trong suốt những ngày này, người đảm nhận việc nội trợ trong nhà không phải làm việc. Đồ ăn phải được chuẩn bị từ trước đêm giao thừa và mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau trải nghiệm những món đồ đã được chuẩn bị trước đó.

Xem thêm du lịch tết dương lịch của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.

Du lịch Nhật Bản vào dịp Tết và có thể ghé thăm nhà người bản xứ, bạn đừng quên thưởng thức bữa ăn thú vị này. Thông thường, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa biểu tượng riêng, như: sức khỏe, sự trường thọ, hạnh phúc và thành công.

Nhật Bản quả là đất nước tuyệt vời, một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đam mê xê dịch và yêu thích sự tìm hiểu và khám phá. Đất nước với những giá trị truyền thống và hiện đại đan xen vào nhau này luôn khiến người khác xuyến xao mỗi khi nhắc đến. Một tour du lịch Nhật Bản vào những ngày Tết để khám phá đất nước “Mặt trời mọc” sẽ đưa đến cho bạn những trải nghiệm khó quên trong cuộc đời. Mọi chi tiết các bạn có thể liên hệ công ty du lịch Đất Việt Tour hoặc tổng đài 1800 6700 để được tư vấn và hỗ trợ đặt tour ngay hôm nay.

Leave a Reply