Toilet lộ thiên là hình thức phổ biến ở các nước châu Âu.
Nhà vệ sinh tại ga Victoria London thu về 3,3 triệu USD tiền phí đi vệ sinh của khách trong 3 năm. |
Ở Pháp, các nhà vệ sinh công cộng đều tự động và tự làm sạch. Nếu không, du khách nên chuẩn bị tiền tip cho nhân viên tại đó. Toilet chia phòng nam nữ xuất hiện lần đầu trong một bữa tiệc của giới thượng lưu ở Paris năm 1739.
Ở Đài Loan, du khách trả tiền cho việc sử dụng giấy vệ sinh, chứ không phải là vì dùng toilet. Đây cũng là nơi đầu tiên đưa ra ý tưởng về nhà hàng phục vụ món ăn trong mô hình mô phỏng nhà vệ sinh.
Ở Mexico, đa số nhà vệ sinh tính phí có người đưa giấy vệ sinh từ cửa cho khách. |
Nhật Bản là quốc gia có nhiều nhà vệ sinh hiện đại nhất thế giới với chế độ tự rửa cùng nhiều tiện ích khác.
19% người dùng từng làm rơi điện thoại vào bồn cầu.
Nhà vệ sinh đắt nhất thế giới có giá 29 triệu USD ở Cửu Long, Hong Kong, Trung Quốc.
Ở Ấn Độ, phí sử dụng nhà vệ sinh là 2 rupi (chưa đến 1.000 đồng), do tổ chức xã gội Sulabh International điều hành. Lợi nhuận thu được dùng để xây toilet ở những vùng nông thôn nghèo. New Delhi là thành phố có bảo tàng nhà vệ sinh tái hiện lịch sử 4.500 năm của các nhà vệ sinh trên thế giới.
Ở Anh, hầu hết nhà vệ sinh công cộng là miễn phí, trừ khi được đặt tại bến xe bus hay ga tàu.
Ở Đức, đa số nhà vệ sinh tại nhà ga đều yêu cầu một số tiền nhỏ ở cửa vào và hoàn trả ở lối ra.
Xem thêm : Chiêm ngưỡng khám phá đảo Phục Sinh huyền bí