Quả cầu rêu – báu vật tự nhiên của người dân Nhật

Chỉ xuất hiện trong một hồ nước ở Hokkaido, loài rêu phát triển thành hình cầu tựa một quả bóng tennis được người dân Nhật Bản bảo vệ và coi là báu vật tự nhiên.

Hồ Ikan nằm trong vườn quốc gia Ikan, Hokkaido (nước Nhật), là điểm nghỉ dưỡng suối nước nóng nổi tiếng. Hồ cũng là nhà của Marimo, một loại rêu hình cầu hiếm trên thế giới. Ảnh: Jnto.

Bóng rêu còn được gọi là bóng rong biển, cầu tảo, và phổ biến nhất là marimo (theo cách gọi của người nước Nhật), là một loài tảo thân mềm, dạng sợi có tên khoa học là Aegagropila linnaei. Marimo thường phát triển thành những quả cầu màu xanh lá cây, mềm mại và có kích cỡ từ 12-30 cm, tùy thuộc vào từng nơi sinh trưởng. Ảnh: Amusing Planet.

Marimo là một loại tảo hiếm và chỉ xuất hiện tại một số nước như Iceland (hồ Mývatn), Scotland, Estonia và nước Nhật (hồ Akan). Gần đây, vào năm 2014, người ta đã phát hiện ra một lượng lớn marimo trên bãi biển Dee Why Beach ở Sydney (Australia) và đây chính là lần đầu tiên loài tảo này xuất hiện tại khu vực Nam bán cầu. Ảnh: Amusing Planet.

Xem thêm du lịch hè Nhật Bản của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn chi tiết.

Marimo không phát triển xung quanh lõi của một vật thể, chẳng hạn như một viên sỏi, các sợi tảo mịn như tơ liên tục phân nhánh, phát triển từ vị trí trung tâm, dần dần tạo thành dạng hình cầu. Điều đáng ngạc nhiên là phần lõi của quả cầu dù không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vẫn có chất diệp lục dưới dạng “ngủ say”. Chỉ cần có ánh sáng chiếu vào khi quả cầu bị vỡ, chúng sẽ hoạt động trở lại. Ảnh: The Aquatic Gazette.

Marimo sinh trưởng dưới đáy hồ, nơi có nhiệt độ dao động từ 13-35 độ C, ít chịu tác động của dòng nước khiến chúng giữ được dạng hình cầu. Loài tảo này có khả năng di chuyển theo dòng nước, đảm bảo bất kỳ chỗ nào trên quả cầu cũng có thể quang hợp. Marimo phát triển rất chậm, kích thước chỉ tăng khoảng vài mm mỗi năm và có tuổi thọ rất cao. Ảnh: Amusing Planet

Ở Nhật Bản, marimo được người dân bảo vệ, coi là một vật mang đến may mắn. Cái tên marimo được nhà thực vật học Kawakami Tatsuhiko đặt năm 1898 (mari là bóng, mo là từ chỉ các loài thủy sinh), và chính thức được coi là 1 “báu vật” tự nhiên kể từ năm 1920. Từ đó tới nay, ngày 29/3 hàng năm, tại khu vực hồ Akan sẽ diễn ra một lễ hội kéo dài ba ngày nhằm tôn vinh marimo và nâng cao ý thức về việc bảo tồn loài tảo độc đáo này. Ảnh: Mossball.

Hiện nay, những quả cầu marimo được bán trong các cửa hàng lưu niệm hoặc dùng để trang trí bể cá ở Nhật Bản. Ảnh: Shopify.

Trong khi đó, bóng rêu tại hồ Mývatn (Iceland) đang dần dần biến mất. Khoảng một thập kỷ trước, trong hồ có khá nhiều quả cầu tảo đến nỗi có thể xếp dày từ 2-3 lớp dưới đáy hồ. Ảnh: Amusing Planet.

Hiện nay trong hồ này gần như không còn cầu tảo sinh sống. Hoạt động khai thác mỏ trong khu vực làm ô nhiễm nguồn nước, khiến số lượng cầu tảo dần suy giảm. Tác động của yếu tố tự nhiên như gió và thời tiết cũng làm ảnh hưởng môi trường sống của loài tảo này. Ảnh: Ağaçsakal/Youtube.

Năm 2006, chính quyền Iceland đã đưa loài tảo đặc hữu này vào danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Amusing Planet.

-ST-

Leave a Reply